Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo thạc sĩ Cơ kỹ thuật

  1. Chuẩn đầu ra về kiến thức
  • PLO1: Hiểu các tài liệu tiếng Anh ngành Cơ kĩ thuật;
  • PLO2: Kiến thức thực tế và lí thuyết sâu, rộng, tiên tiến, nắm vững các nguyên lí và kiến thức nâng cao trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành cơ kĩ thuật;
  • PLO3: Phân tích về xu hướng, tiềm năng ngành cơ kĩ thuật và các cơ hội phát triển nghề nghiệp;
  • PLO4: Vận dụng kiến thức nâng cao của kỹ thuật cơ điện tử trong thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy và công tác;
  • PLO5: Vận dụng tốt kiến thức nâng cao của kỹ thuật cơ điện tử để giải quyết các vấn đề khoa học và kỹ thuật có liên quan;
  • PLO6: Nắm vững kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu;
  1. Chuẩn đầu ra về kỹ năng
  • PLO7: Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực chuyên môn;
  • PLO8. Đạt kỹ năng sử dụng ngoại ngữ bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;
  • PLO9: Có kỹ năng nghiên cứu khoa học, có kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác;
  • PLO10: Kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lí các vấn đề một cách khoa học;
  • PLO11: Kĩ năng tổ chức, quản trị và quản lí các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến;
  • PLO12: Có tư duy khoa học, sáng tạo và tư duy phản biện;
  • PLO13: Vận dụng kỹ năng cập nhật các công nghệ, kiến thức mới chuyên ngành cơ kĩ thuật và nhận thức về vai trò của học tập suốt đời;
  1. Chuẩn đầu ra về mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm
  • PLO14: Phát hiện các ý tưởng kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau;
  • PLO15: Đánh giá đúng về các vấn đề thuộc chuyên ngành cơ kĩ thuật;
  • PLO16: Tự định hướng và thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay đổi;
  • PLO17: Có năng lực lãnh đạo và quản lý trong hoạt động chuyên môn ;
  • PLO18: Có đạo đức nghề nghiệp; tuân thủ sự liêm chính khoa học, các quy định pháp luật và chuẩn mực xã hội.
  1. Vị trí việc làm mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
  • Nghiên cứu viên, giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu; tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan Cơ học kĩ thuật; giảng dạy các môn học thuộc ngành đào tạo; phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới.
  • Chuyên gia làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, thiết kế, các tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực như Cơ kĩ thuật, Cơ khí, Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi, Môi trường, Dầu khí,…
  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
  • Người học có thể tiếp tục nghiên cứu ở mức độ cao hơn (tiến sĩ) tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu trong và ngoài nước.
  • Sau khi tốt nghiệp, người học có nhiều khả năng học tập, nâng cao trình độ khi tham gia các nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.