- Chuẩn đầu ra về kiến thức
PLO1: Diễn giải được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật.
PLO2: Có khả năng vận dụng một cách tích hợp được kiến thức cơ bản của Toán học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ thông tin và các công cụ kỹ thuật hiện đại dựa trên máy tính vào thực tế.
PLO3: Có khả năng xác định, xây dựng và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp liên quan bằng cách áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật, các quy luật khoa học tự nhiên và toán học.
PLO4: Có khả năng vận dụng kiến thức cơ sở của nhóm ngành như Thiết kế, Gia công chế tạo, Mô hình hóa vào các bài toán thực tế liên quan đến Cơ kỹ thuật.
PLO5: Có khả năng sử dụng các kiến thức chuyên sâu của Cơ kỹ thuật để xác định; phân tích, nghiên cứu và đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề thực tế thuộc lĩnh vực Cơ kỹ thuật.
PLO6: Có khả năng phân tích các vấn đề thực tế về Cơ kỹ thuật và tiến hành các thử nghiệm để đưa ra các đánh giá và kết luận.
PLO7: Vận dụng tư duy phản biện và sáng tạo trong nghiên cứu và phát triển để xây dựng giải pháp giải quyết vấn đề cho các bài toán trong lĩnh vực Cơ kỹ thuật và liên quan.
- Chuẩn đầu ra về kĩ năng
PLO8: Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tương đương trình độ bậc 3 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
PLO9: Thể hiện kĩ năng kỹ thuật, kỹ năng tự học và nghiên cứu độc lập, nâng cao chuyên môn để có thể trở thành những chuyên gia kỹ thuật, người lãnh đạo hoặc những doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực Cơ kỹ thuật và liên quan.
PLO10: Thể hiện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế trong lĩnh vực Cơ kỹ thuật và liên quan.
PLO11: Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong các hoạt động kỹ thuật phức tạp, có kỹ năng thuyết trình hiệu quả và bảo vệ được các ý kiến cá nhân về các vấn đề kỹ thuật và cuộc sống liên quan đến CKT.
- Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm
PLO12: Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi hoặc môi trường có áp lực cao; có khả năng cung cấp cũng như tiếp thu các hướng dẫn một cách rõ ràng; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
PLO13: Tự định hướng, lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả của hoạt động chuyên môn
PLO14: Vận dụng các nguyên tắc đạo đức và cam kết tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm công dân, có tinh thần trách nhiệm và nắm vững các quy định về pháp luật, sức khỏe và an toàn trong quá trình tác nghiệp kỹ thuật.
- Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Nhóm 1 – Kỹ sư kỹ thuật, thiết kế, quản lý nhóm, dự án: Có năng lực làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, thiết kế, các tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực: Cơ khí, Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi, Môi trường, Dầu khí… liên quan đến Cơ kỹ thuật, Tự động hóa. Các kỹ sư có thể làm việc trong các công trình xây dựng, các nhà máy cơ khí chế tạo, nhà máy thủy điện, điện hạt nhân, cũng như các doanh nghiệp liên quan đến xây dựng, giao thông, cơ sở hạ tầng, …
Nhóm 2 – Chuyên viên phân tích, tư vấn và kinh doanh: Có khả năng làm việc tại các công ty và tổ chức tư vấn, doanh nghiệp, các bộ và sở, ban, ngành liên quan; có thể đảm nhận các công việc: phụ trách dịch vụ sau bán hàng; phát triển mẫu mã sản phẩm…; trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức.
Nhóm 3: Nghiên cứu viên và giảng viên: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc: tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan Cơ kỹ thuật; trợ lý giảng dạy, giảng viên dạy các học phần thuộc ngành đào tạo; phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới; có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên, nhà quản lý.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Tiếp tục học bậc sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Cơ kỹ thuật;
- Nghiên cứu triển khai các ứng dụng của ngành cơ kỹ thuật trong thực tế.